Home
» cách bảo quản pha lê
» cách chọn mua pha lê
» cách phân biệt pha lê và thủy tinh
» pha lê là gì
» quà lưu niệm pha lê
» quà tặng pha lê
» thủy tinh là gì
» Pha lê, thủy tinh cách phân biệt
Pha lê, thủy tinh cách phân biệt
Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014
Pha lê, thủy tinh cách phân biệt
Khi nói đến pha
lê và thủy tinh thì ta cần phải nhắc đến 3 khái niệm: pha lê tự nhiên, pha lê
nhân tạo và thủy tinh vì bình thường người ta cứ nghĩ pha lê là tự nhiên còn thủy
tinh thì được con người tạo ra hoàn toàn nhân tạo 100%. Pha lê tự nhiên thì được
hình thành trong tự nhiên bởi quá trình biến đổi của vỏ trái đất trong điều kiện
đặc biệt.
Trong lĩnh vực
làm quà tặng, đồ trang trí, đồ dùng hiện nay có lẽ ta chỉ nói đến pha lê nhân tạo
và thủy tinh. Bởi pha lê tự nhiên hiện nay rất hiếm nên chỉ được dùng để làm những
món đồ trang sức cao cấp và đắt tiền. Vì vậy nếu ai nói với bạn là pha lê không
thôi thì cần phải biết đó là pha lê nhân tạo.
Dây chuyền được làm từ pha lê tự nhiên |
Thủy tinh là gì?
Thủy tinh được sản xuất từ 3 hợp chất chính: silicat SiO2,
soda NaCo3, đá vôi CaCo3 và các loại oxit kim loại để cho màu hoặc độ cứng tùy
sản phẩm muốn chế tạo. Các vật liệu trên được nấu nóng ở nhiệt độ 1500°C,
carbon C bốc hơi còn lại sodium silicate Na2SiO3 và calcium silicate Ca2SiO4.
Dung dịch được để nguội hơn ở nhiệt độ 1000°C, chất hơi đặt sệt này được dùng để
chế biến các vật dụng thủy tinh như thổi thành chai, ly, tráng mỏng làm kiếng cửa
sổ, kiếng soi, v.v..
Ly được làm bằng thủy tinh |
Pha lê nhân tạo là gì?
Pha lê nhân tạo
về bản chất cũng là một loại thủy tinh như thành phần cấu tạo thì có khác. Pha
lê nhân tạo là thủy tinh silicat kali có trộn thêm một lượng ôxít chì
II (PbO) và có thể là cả ôxít bari (BaO) khi người ta sản xuất nó. Ôxít chì
được thêm vào thủy tinh nóng chảy làm cho thủy tinh có chiết suất cao hơn và
như vậy độ tán sắc ánh sáng cũng cao hơn so với thủy tinh thông thường, nghĩa
là trông nó lấp lánh hơn. Sự có mặt của chì cũng làm cho thủy tinh mềm và dễ
cắt hơn.
Pha lê là các mặt hàng được sản xuất từ thủy
tinh chứa chì này. Thủy tinh pha lê thường chứa từ 12-28% chì, nhưng có thể
chứa tới 33% chì. Tại hàm lượng này nó tạo ra độ lấp lánh cao nhất.
Pha lê được chia làm 4 loại:
+ Loại 1: Là pha lê chứa 5% chì.
+ Loại 2: Là pha lê chứa 14% chì thường được
dùng làm hạt đèn chùm.
+ Loại 3: Là pha lê chwas 24% chì thường được
làm các vật dụng hằng ngày.
+ Loại 4: Là pha lê chứa 33% chì được làm các
sản phẩm quà tặng, kỷ niệm chương, cúp, gạt tàn, lọ hoa...
Tuy nhiên, những sản phẩm
có độ chì cao trông long lanh và đẹp như vậy lại dễ có hại cho sức khoẻ con
người. Vì thế người ta chỉ dùng các loại pha lê có hàm lượng chì vừa phải để
làm đồ dùng hằng ngày, ly , tách ....
Bộ bình ly pha lê |
So sánh giữa Thủy tinh và Pha lê:
Do có chì nên xét về trọng lượng, pha lê nặng hơn thủy tinh rất nhiều. Khi cầm 1 vật làm bằng pha lê, bạn sẽ cảm giác rất chắc tay nhưng bản thân nó cũng dễ vỡ như thủy tinh
Độ tán sắc của Pha lê cao hơn thủy tinh, nên Pha lê trong suốt, sáng loáng và có màu sắc óng ánh chiếu ra từ bên trong sản phẩm khi soi dưới đèn đơn sắc hoặc xuyên qua ánh sáng mặt trời. Có lẽ cũng vì thế người ta dùng pha lê cho trang trí nội thất là nhiều
Do có chì nên xét về trọng lượng, pha lê nặng hơn thủy tinh rất nhiều. Khi cầm 1 vật làm bằng pha lê, bạn sẽ cảm giác rất chắc tay nhưng bản thân nó cũng dễ vỡ như thủy tinh
Độ tán sắc của Pha lê cao hơn thủy tinh, nên Pha lê trong suốt, sáng loáng và có màu sắc óng ánh chiếu ra từ bên trong sản phẩm khi soi dưới đèn đơn sắc hoặc xuyên qua ánh sáng mặt trời. Có lẽ cũng vì thế người ta dùng pha lê cho trang trí nội thất là nhiều
Cúp pha lê |
Pha lê càng dày, càng nặng, càng có nhiều chỗ
mài rãnh sâu, càng tốt. Tuy nhiên, ly uống nước thì pha lê mỏng tốt hơn vì tản
nhiệt tốt nên khó nức bể
Pha lê khi chạm vào nhau sẽ có tiếng ngân kéo
dài,lanh lảnh và vang xa, nghe rất trong và thanh hơn thủy tinh với âm thanh đục.
Khi mua ly, dĩa, tô, chén pha lê nên xem kỷ sự
đều đặn của vật thể, không có chổ dầy chổ mỏng và chọn lựa cái không có bọt hay
bị tì vết. Những vật thể pha lê có mài những rãnh sâu sẽ thấy những ánh bạc
phát ra từ đó. Khi búng tay vào pha lê, nghe được âm thanh như po ...o ...o
...o ...ong, trong khi búng vào thủy tinh chỉ nghe được tiếng pong.
Cách chọn và bảo quản:
Khi mua, nên nâng sản
phẩm pha lê lên xem có nặng không so với thủy tinh cùng loại, vì nhẹ là không
phải. Nhìn kỹ xem có bị tì vết hay bị bọt không, có chiếu lấp lánh dưới ánh
sáng đèn đơn sắc (bóng đèn tròn) hay ánh sáng trời không. Do trong thành phần
nguyên liệu của pha lê có chì (loại tốt hàm lượng chì khoảng 18%), nếu bạn dùng
chén, tô, đĩa… bằng pha lê đựng thức ăn đưa vào lò vi ba nấu, hầm sẽ nguy hại.
Các kỹ sư hóa điện cho biết, sóng của lò vi ba sẽ tách chì ra, gây độc cho thức
ăn. Với nhóm đồ pha lê trang trí, chỉ cần dùng nước ấm và xà phòng rửa nhẹ.
Riêng các bình chưng hoa, lâu ngày có thể bị vết cặn và mờ thì dùng giấm tẩy
rồi sau đó rửa lại bằng xà phòng.
Tổng hợp
Địa
chỉ: 258/1 Đường số 9, Tổ 7,
P.An Phú Đông, Q.12, TP HCM
Điện thoại: 0837.199.177 - Hotline: 0975.191513 - 0902.744686 - Mr.Đạt
Email: sales.ducdat@gmail.com – Website: www.quatangducdat.com
Điện thoại: 0837.199.177 - Hotline: 0975.191513 - 0902.744686 - Mr.Đạt
Email: sales.ducdat@gmail.com – Website: www.quatangducdat.com
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét